Tết cổ truyền là một trong những ngày lễ lớn nhất của đất nước. Ngày tết đến gần không chỉ hòa cùng với không khí vui tươi của mùa xuân mà thắng cảnh ngày tết cũng đậm đà hương vị. Một trong những hương vị không thể không nhắc đến đó chính là những mâm cơm, những bữa ăn tết đoàn viên ngày tết đầy ý nghĩa.




Ngày tết cổ truyền là ngày lễ chung của cả nước nhưng ở  đâu đó trên những vùng miền khác nhau vẫn có những sự khác biệt riêng. Nếu như ở miền Bắc, nhắc đến tết là nhắc đến chiếc Bánh Trưng thì tết ở miền Nam đặc trưng là bánh tét.


Cùng thiết bị nhà bếp Faster tìm hiểu những món ngon đặc trưng trong lễ tết cổ truyền và sự khác lạ thú vị ở cả hai miền Nam Bắc như thế nào nhé!


Miền Bắc:


Trong mâm cỗ tết ở Miền Bắc chúng ta có thể thấy được sự phong phú cũng như những đầu tư cả về thời gian lẫn tiền bạc như món bánh trưng, giò nạc, dưa hành muối, thịt đông, nem, nộm …

mien-bac-1


Tùy từng vùng khác nhau mà thành phần nhân bánh trưng cũng khác nhau. Hầu hết các nơi đều sử dụng nhân mặn cho bánh, nhưng cũng có những nơi cho thêm đường để tạo ngọt. Bánh trưng có nhiều kích cỡ khác nhau, thông thường ta thấy bánh trưng có hình vuông chằn chặn (nếu gói khuôn) hoặc hơi méo (nếu gói tay). Các thành phần khác của bánh trưng như nếp, đỗ, nhân thịt ba chỉ, hạt tiêu, có nơi cho thêm hành đều là những nguyên liệu giống nhau.


mien-bac-2


Món ăn dưa hành đặc biệt có tác dụng chống ngấy cho ngày tết. Món ăn này thường được ăn kèm với bánh trưng hoặc các loại thịt dầu mỡ như thịt đông, thịt kho tàu, thịt luộc. Với vị chua, cay dịu nhẹ sẽ đem lại cảm giác ăn ngon hơn, dễ tiêu hóa hơn trong ngày tết.


mien-bac-3


Trong mâm cỗ truyền thống của người miền bắc, món giò chả không chỉ là món ăn hàng ngày mà còn là món được bày ở vị trí trung tâm trong bàn tiệc.


thit-dong-tet


Món ăn đặc trưng của người Miền Bắc trong không khí se lạnh, thịt đông sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Nguyên liệu để làm món thịt đông là thịt ba chỉ (có thể thay bằng gà) cộng thêm bì lợn. Món ăn này còn được những người có tuổi rất yêu thích vì tất cả đều đã được ninh nhừ, rất dễ ăn.


mien-bac-5


Những miếng nem vàng ruộm, lớp vỏ giò rum, bên trong là nhân thịt, trứng, mộc nhĩ, giá. Tất cả sẽ được quấn lại sau khi rán chín chấm với nước chấm pha loãng tỏi, đường, ớt, chanh, ăn kèm rau sống. Quả là món ăn kết hợp đủ hương vị độc đáo cho ngày tết.


mien-bac-6


Hàng năm, vào những dịp lễ tết món gà luộc luôn là món được sử dụng để cúng trong đêm giao thừa và ngày đầu năm mới. Món gà luộc này sau khi chặt thành từng miếng, rắc thêm lá chanh thái nhỏ, chấm với muối tiêu chanh, ớt sẽ tạo nên hương vị đặc biệt đặc trưng.



Miền Nam


Đặc trưng trong tết cổ truyền của Miền Nam đó là bánh tét, thịt kho trứng nước dừa, canh khổ qua nhồi thịt, củ kiệu ngâm chua, xôi vò …

mien-nam-1

Khác với hương vị Miền Bắc thì bánh tét là đặc trưng cho hương vị Miền Nam. Bánh tét là biểu tượng của sự no ấm từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì ý nghĩa đó mà nó không thể thiếu trong ngày tết. Bánh tét bao gồm nhiều loại: mặn, nhân thập cẩm, ngọt hoặc chay không nhân.


Trước thời gian tết khoảng nửa tháng, bánh tét thường được gói sớm để dùng cúng tổ tiên trong ngày lễ. Ngoài ra cũng giống như bánh trưng, bánh tét còn là món quà mà trong những dịp lễ tết các gia đình vẫn thường hay tặng cho nhau.


Bánh tét với nguyên liệu là gạo nếp, nước cốt dừa, nước lá cẩm, nhân gồm: chuối, đậu xanh, giò heo bắc thẻo, thịt, trứng, nấm ... được gói thành đòn dài rồi đem luộc tới khi chín. Bánh sẽ được cắt lát thành từng miếng, mỗi lát sẽ có màu tím ở giữa rất bắt mắt. Bánh tét ăn kèm với thịt kho tàu, dưa cải, củ kiệu sẽ tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn.


mien-nam-2


Thịt kho hột vịt, thịt kho nước dừa là tên gọi phổ biến của món ăn này. Là món ăn phổ biến trong mâm cỗ ngày tết. Công thức nấu một món thịt kho ngon đó là chọn thịt ba rọi miếng to cỡ 3 ngón tay ước với các gia vị như: mắm, đường ớt, tỏi, hành ... Cách nấu cũng rất đơn giản, cho thịt vào luôn với nước dừa xiêm, sau khi chín thì cho thêm trứng vào khu chung, ninh thịt mềm, nước trong nồi đổi thành màu cánh rán là được. Thịt kho hột vịt ăn kèm với dưa giá, cơm trắng sẽ giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn.


mien-nam-3


Món canh khổ qua là món ăn mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Trong ngày tết ở Miền Nam món ăn này tượng trưng cho việc bỏ qua những cơ cực và không may mắn để bắt đầu một năm mới tươi sáng hơn. Tuy món canh có thể kén người ăn vì có vị đắng của mướp đắng nhưng lại vô cùng tốt cho sức khỏe.


Để có món canh khổ qua ngon cho ngày tết, chọn những quả khổ qua tươi, cạo bỏ ruột nhồi thịt băm bên trong, đun với nước hầm xương. Vị ngọt của thịt và vị đắng của khổ qua được hòa quyện, giúp bạn giải ngán khi ăn các món ăn có nhiều đạm khác.



Bánh tráng cuốn là món ăn đặc trưng thường thấy của Miền Nam. Được cuốn bằng những miếng bánh tráng trắng phau (gạo ngon đem ngâm rồi xay thành bột, sau đó tráng thành từng miếng mỏng), kèm nhân thịt, cá nướng, tôm, lạp xườn và rau sống ăn chung. Món ăn này vừa nhẹ nhàng, vừa không cảm thấy ngấy mà vẫn đủ dinh dưỡng.



Củ kiệu tôm khô, món ăn bình dị nhưng lại không thể thiếu trong mâm cỗ tết Miền Nam. Củ kiệu làm sạch, phơi khô. Rải một lớp của kiệu xong đến một lớp đường cát trắng thành từng tầng. Đậy kín nắp hộp để kiệu tự chảy nước, sau 10 ngày là có thể ăn được. Kết hợp cùng với tôm khô, món củ kiệu tôm khô sẽ hoàn hảo hơn và tạo nên một món ăn rất hấp dẫn.



Với những món ăn trên, đó chính là những sự khác biệt giữa hai miền Nam Bắc, tuy nhiên với sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ hiện nay, những món ăn này không còn là của riêng vùng miền nào nữa. Thay vào đó, ta có thể bắt gặp những chiếc bánh tét trong mâm cỗ cổ truyền ở Miền Bắc, hay món nem, nộm của Miền Bắc được Miền Nam sử dụng thông dụng hơn.