Bếp từ đang ngày càng trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi, sạch sẽ và tôn lên vẻ sang trọng cho không gian bếp. Tuy nhiên, khác với bếp Gas truyền thống, bếp từ là một thiết bị điện phức tạp nên rất dễ bị hỏng hóc, cháy nổ bởi những lý do không phải ai cũng biết.





1. Bật bếp quá lâu và liên tục


 Nhiệt độ làm nóng trên bếp điện rất cao so với bếp gas, rất dễ gây quá tải và giảm tuổi thọ của bếp, nứt mặt bếp cũng như hỏng hóc dụng cụ nấu nướng nếu dùng liên tục ở nhiệt độ cao.


Sau khi nấu xong một một món ăn, bạn nên tắt bếp nghỉ ngơi một chút rồi mới tiếp tục nấu món khác.


2. Che kín luồng khí lưu thông khiến ẩm mốc, dễ chập mạch điện


Bếp điện từ có thiết kế tương đối gọn gàng nên nhiều người thường tận dụng tối đa khoảng trống trên bếp để sắp xếp đồ đạc và vô tình che mất luồng khí lưu thông tản nhiệt cho bếp, dẫn đến tình trạng quá nhiệt khiến các hơi ẩm mốc trong quá trình nấu đọng lại bên trong bếp, lâu ngày có thể dẫn đến chập mạch, hỏng hóc.


3. Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác


Bếp từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, các bức xạ sóng điện từ này có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà chỉ đủ để gây nhiễu một số thiết bị điện tử gần đó. Vì thế không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác như tivi, đầu đĩa, laptop...


4. Không vệ sinh bếp thường xuyên


So với bếp gas, các loại bếp điện từ có thiết kế nhỏ gọn và dễ vệ sinh hơn. Tuy nhiên, như vậy vô tình lại làm cho nhiều người ít có thói quen lau chùi, bảo dưỡng một cách cẩn thận. Ngoài ra, mặt bếp nếu ẩm ướt và không sạch dầu mỡ rất dễ bị rạn nứt nếu hoạt động ở nhiệt độ cao.


Để bếp từ lúc nào cũng sáng bóng lại bền, bạn nên làm ẩm vùng có dầu mỡ, thức ăn rồi dùng khăn mềm lau sạch. Tuyệt đối không dùng các dụng cụ sắc, nhọn như bàn chải, giấy nhám vì có thể làm hỏng bề mặt bếp.


5. Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong


Khi vừa nấu xong, chúng ta thường ngắt điện ngay lập tức vì muốn tiết kiệm điện, thế nhưng điều này sẽ làm cho quá trình làm mát của bếp chậm lại do quạt tản nhiệt không hoạt động nữa, bếp sẽ nhanh hỏng. Do đó, hãy đợi cho đến khi quạt tản nhiệt dừng chạy rồi mới rút nguồn điện để đảm bảo bếp dùng được bền hơn.


6. Sử dụng thất thường


Nếu không sử dụng bếp từ thường xuyên, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm nồm như ở nước ta thì bếp từ rất dễ bị hơi ẩm xâm nhập có thể gây chập các bản mạch của thiết bị. Do đó, nên sử dụng bếp từ đều đặn để tuổi thọ của bếp được bền lâu.


7. Dùng các loại nồi không thích hợp với bếp từ


Loại nồi sử dụng cho bếp từ phải có đặc điểm là đáy bắt từ và thường được thiết kế đáy từ 3 – 5 lớp. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết bộ nồi từ chính là các kĩ hiệu bên dưới đáy nồi : Induction, hoặc có biểu tượng lò xo, trên bao bì sản phẩm có ghi sản phẩm bắt từ…Có một cách đơn giản hơn đó chính là dùng nam châm để thử độ từ tính của bộ nồi, nếu nam châm hút thì bộ nồi đó có thể dùng cho bếp từ và ngược lại.


Sử dụng bộ nồi có từ tính yếu hoặc không bắt từ vừa gây hao phí điện năng vừa làm giảm tuổi thọ của bếp từ.
[caption id="attachment_12738" align="aligncenter" width="2048"]Đáy nồi FASTER luôn có khả năng bắt từ vượt trội Đáy nồi FASTER luôn có khả năng bắt từ vượt trội[/caption]

8. Công suất bếp không tương thích với điện áp gia đình sử dụng


Công suất tiêu thụ điện của bếp từ thường ở mức 1800~2200 W, nếu đường dây điện trong gia đình bạn quá nhỏ, chỉ chịu được áp lực điện ở mức vừa phải. Hoặc bạn dùng một bảng điện để cắm chung các thiết bị như bếp từ, nồi cơm điện, tủ lạnh… thì tình trạng chập cháy đường dây dẫn đến hỏa hoạn là rất dễ xảy ra.


Tốt nhất, trước khi mua bếp bạn nên kiểm tra xem công suất của thiết bị này có phù hợp với điện áp của gia đình hay không. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy nguồn điện chập chờn hãy tắt ngay bếp từ để tránh chập điện, ảnh hưởng tới các thiết bị khác trong nhà. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ cháy nổ bếp từ mà nhiều người chủ quan không để ý.



[caption id="attachment_9058" align="aligncenter" width="1200"]Cần phải chú ý công suất sử dụng và điện áp của bếp từ Cần phải chú ý công suất sử dụng và điện áp của bếp từ[/caption]

9. Ảnh hưởng bởi côn trùng


Bếp luôn là nơi trú ngụ yêu thích của côn trùng. Đối với những căn bếp không được vệ sinh và loại bỏ côn trùng thường xuyên thì khả năng công trùng chui vào phần linh kiện bên trong bếp hoàn toàn có thể xảy ra.


Trung tâm bảo hành của FASTER đã tiếp nhận nhiều trường hợp bếp từ bị phá hoại các loại mạch, linh kiện bởi những thủ phạm không ngờ như gián, kiến, chuột. Vì thế hãy thực hiện công tác vệ sinh và kiểm tra thường xuyên để có thể ngăn chặn những tác nhân gây hại này.


Mong rằng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho các gia đình để sử dụng bếp từ hiệu quả, tránh những tác nhân không mong muốn vô tình làm hỏng bếp tử của bạn.
Tìm hiểu các dòng bếp từ nhập khẩu của Faster tại đây.





FASTER – THIẾT BỊ NHÀ BẾP ĐỒNG BỘ SỐ 1 VIỆT NAM


Showroom : 90 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội


Danh sách đại lý: http://faster.vn/dai-ly/


Website : http://faster.vn


Email: cskh@faster.vn


Hotline : 1900 54 54 52 | Bảo Hành: 1900 54 55 95