9 mẹo tăng tuổi thọ cho bếp điện từ mà bạn nên nắm vững
Mục lục
Bạn có bao giờ gặp tình trạng bếp từ chỉ mới mua 1,2 năm nhưng đã bắt đầu xuất hiện nhiều vấn đề? Một trong số nguyên nhân cơ bản nhất là cách sử dụng và bảo quản chưa đúng, khiến chất lượng bếp giảm sút nhanh chóng. Bạn biết đấy, chi phí mua một chiếc bếp điện từ không hề ít, do đó, cần nắm vững ngay 9 mẹo tăng tuổi thọ cho bếp từ mà Faster.vn chia sẻ dưới đây nhé.
1. Đặt bếp điện từ ở nơi thông thoáng
Nếu đặt bếp từ ở gần những vật dụng sinh nhiệt như tủ lạnh, bếp gas,... Lượng nhiệt đó sẽ tương tác với nguồn nhiệt của bếp từ, dẫn đến hỏng linh kiện bên trong và khó sửa chữa, thay thế.
Vị trí phù hợp nhất để đặt bếp từ cần đảo bảo các yếu tố sau:
- Cách tường ít nhất 10 cm.
- Khoảng cách với các độ vật khác tối thiểu là 5cm.
- Khoảng cách với các thiết bị điện tử như lò vi sóng, lò nướng,... tối thiểu là 1m.
Bạn nên đặt bếp từ ở nơi thông thoáng
2. Lưu ý nhiệt đồ nấu ăn của bếp điện từ
Hầu hết bảng điều khiển của bếp từ đã có chế độ nấu ăn riêng của từng loại món ăn: xào, lẩu, luộc,... Do đó, bạn nên chọn tính năng phù hợp để tiết kiệm thời gian nấu nướng. Nếu muốn điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt để có món ăn theo ý muốn, bạn nên đưa nhiệt độ xuống dần dần từ cao tới thấp nhé.
3. Vệ sinh bếp sau khi sử dụng
Nhờ chất liệu mặt kính sáng bóng, trơn nhẵn nên bếp điện từ ít bám bẩn và ít khi phải vệ sinh. Tuy nhiên, sẽ rất tốt nếu bạn làm sạch chúng sau mỗi lần nấu ăn bởi các vết dầu mỡ tích tụ lâu ngày có thể ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng, khiến mặt bếp nhận nhiệt không đều, gây ra vỡ kính bếp,...
Bên cạnh đó, mặt bếp bẩn sẽ chiếc bếp trở nên kém sang trọng, làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian nấu nướng. Việc vệ sinh bếp cũng chỉ trong vài phút là hoàn thiện nên bạn hãy cố gắng nhé!
- Bước 1: Sau khi nấu ăn xong, chờ khoảng 10 phút cho bếp nguội hẳn. Tuyệt đối không dùng khăn tẩm nước lạnh, đưa nước lạnh lên mặt bếp lau dọn ngày vì sẽ khiến mặt kính bị xung đột nhiệt, dẫn đến rạn nứt.
- Bước 2: Dùng khăn mềm hoặc bông ẩm để lau sạch các vết bẩn. Nếu có dầu mỡ bám lại thì bạn có thể xịt dung dịch chuyên dụng lên trước đó.
Xem thêm: 10+ Cách vệ sinh bếp từ đúng cách, hiệu quả và sạch bóng
Nên vệ sinh bếp từ ngay sau khi sử dụng
4. Lưu ý an toàn nguồn điện
Một trong những mẹo tăng tuổi thọ cho bếp từ khá quan trọng nữa là lưu ý về an toàn điện, đặc biệt với 3 điều cơ bản dưới đây:
- Sử dụng bếp điện từ với nguồn điện có công suất phù hợp.
- Không kết nối bếp điện từ cùng lúc với nhiều thiết bị điện khác, dễ gây chập, cháy nổ,...
- Để bếp ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
5. Bảo vệ bề mặt bếp
Mặc dù bề mặt của bếp điện từ thường được làm từ kính có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt nhưng vẫn dễ bị tổn hại nếu bạn đặt những vật dụng sắc nhọn lên trên, ví dụ: dao, kéo,... Ngoài ra, những vật dụng này dễ dàng hấp thụ nhiệt nên có thể làm bạn bị bỏng. Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý trọng lượng của nồi đặt lên bếp trong khoảng 10 - 15kg. Để đảm bảo hơn thì bạn nên kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất.
6. Không tự sửa chữa bếp ở nhà nếu không có chuyên môn
Nhiều gia đình muốn tiết kiệm chi phí sửa chữa bếp điện từ nên đã thực hiện việc tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ lỗi bếp điện từ thường gặp trước khi quyết định điều này. Với những vấn đề đơn giản như phích cắm lỏng, mặt kính bếp bị bẩn khiến nấu ăn cháy,... bạn có thể sửa chữa tại nhà.
Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra lỗi cần thợ có chuyên môn khắc phục, hãy mang chiếc bếp nhà bạn tới trung tâm bảo hành, sửa chữa để được hỗ trợ nhé. Việc tự ý xử lý có thể làm bếp điện từ lỗi trầm trọng hơn đấy.
Không nên tự ý sửa bếp điện từ nếu không vững kiến thức chuyên môn
7. Để xa các vật dụng bắt từ
Các vật dụng bắt từ cần đặt xa bếp từ để tránh nhiễm từ trường, gây nóng ngoài ý muốn, dẫn đến nguy cơ cháy nổ hoặc hỏng hóc. Điều này cũng giúp bếp hoạt động hiệu quả, an toàn hơn và không bị ảnh hưởng bởi các vật kim loại xung quanh.
8. Sử dụng đúng bộ nồi
Nồi dành cho bếp điện từ phải làm từ vật liệu nhiễm từ: sắt, thép không gỉ/inox, gang,… Các loại nồi còn lại sẽ không thể dùng được trên bếp từ. Ngoài ra, để có hiệu suất nấu ăn tốt nhất, bạn nên sử dụng nồi có 2 đáy, 3 đáy, 4 đáy hoặc 5 đáy,… đường kính từ 12 đến 28cm. Không nên sử dụng nồi quá nhỏ hoặc quá thấp, sẽ khiến nhiệt truyền không đều dẫn đến món ăn không ngon như ý muốn.
Ngoài đường kính nồi thì bạn cũng cần quan tâm đến độ dày nồi nên trong khoảng 3 - 5 mm. Đây là độ dày thích hợp để đảm bảo hiệu suất nấu ăn và độ bền của nồi khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao.
Nên chọn nồi có đáy bằng phẳng vì đáy cong hoặc lồi lõm sẽ khiến nhiệt lượng tạo ra không đủ làm nóng nồi, nghiêm trọng hơn là gây ra chập mạch, cháy nổ.
Xem thêm: Công suất bếp từ là gì? Cách chọn công suất phù hợp
9. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
Một trong mẹo tăng tuổi thọ cho bếp từ hữu ích nữa là hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng bếp từ giúp đảm bảo an toàn, tối ưu hiệu suất, kéo dài tuổi thọ bếp và tránh các rủi ro như hư hỏng hoặc tai nạn do sử dụng sai cách.
Như vậy, áp dụng 9 mẹo tăng tuổi thọ cho bếp điện từ sẽ giúp bạn không chỉ tiết kiệm chi phí sửa chữa mà còn duy trì hiệu suất nấu nướng lâu dài. Việc chăm sóc đúng cách chính là cách bảo vệ tốt nhất cho thiết bị bếp yêu thích của bạn.