15Th03
Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh toàn diện máy rửa bát
Mục lục
Bất cứ thiết bị nhà bếp nào nếu không được vệ sinh định kỳ đều dễ xảy ra hiện tượng trục trặc. Máy rửa bát cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh máy rửa bát theo đúng quy trình. Vậy như thế nào mới là vệ sinh máy rửa bát đúng cách?
Vệ sinh định kỳ là một điều vô cùng cần thiết để bảo quản máy rửa bát. Chuyên gia khuyến nghị máy rửa bát nên được vệ sinh trung bình 1 lần mỗi tuần để có thể kéo dài tuổi thọ. Hãy theo dõi bài viết sau đây của FASTER để biết được cách vệ sinh máy rửa bát đúng quy trình.
Cũng như các thiết bị nhà bếp khác, máy rửa bát cũng cần được vệ sinh định kỳ. Máy rửa bát để lâu ngày thường gây ra mùi hôi gây khó chịu. Lý do cho điều này là những thức ăn thừa, cặn bẩn bám lại trong máy do không được vệ sinh thường xuyên.
Nếu tình trạng này để lâu dài, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở mùi hôi từ máy. Phần thức ăn thừa bám lại là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh trưởng. Vì vậy, để lâu thì khi máy hoạt động, bát đĩa có thể bị ám mùi hôi hoặc thậm chí vi khuẩn từ thức ăn thừa có thể xâm nhập lên bề mặt bát đĩa. Thức ăn thừa còn có thể bám lại làm tắc túi lọc, gây ra hỏng hóc.
Vì vậy, vệ sinh máy rửa bát định kỳ là điều thiết yếu để máy có thể hoạt động bền lâu và hiệu quả.
Để có thể vệ sinh máy rửa bát một cách triệt để nhất, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Việc máy rửa bát bị cáu bẩn xảy ra do 2 nguyên nhân chính.
Nguyên nhân chính của mùi hôi từ máy rửa bát là thức ăn thừa. Vì vậy, tình trạng máy rửa bát bốc mùi có thể được hạn chế tối đa nhờ việc loại bỏ phần thức ăn còn thừa trước khi cho bát đĩa vào máy. Như vậy, máy chỉ cần rửa sạch những vết bám bẩn và không còn xảy ra tình trạng thức ăn ứ đọng, tắc nghẽn và gây mùi hôi.
Nguồn nước được sử dụng phổ biến ngày nay là nước cứng. Nước cứng là nước vẫn còn có các tạp chất, đặc biệt là cặn vôi. Việc sử dụng nước cứng khiến cặn vôi sẽ bám dính lại các bề mặt mà nước tiếp xúc. Vì vậy, nếu để lâu ngày, các cặn vôi bám lại càng nhiều và khó rửa sạch. Muối làm mềm nước có thể loại bỏ tạp chất, đưa nước cứng thành nước mềm. Bằng cách sử dụng muối làm mềm nước trong quá trình rửa bát, có thể hạn chế việc cặn vôi đóng cứng trên thành máy.
Bộ lọc máy rửa bát gồm 3 bộ phận: tấm lọc chính, giỏ lọc tinh và tấm lọc thô. Tấm lọc chính để lọc lại những vụn thức ăn nhỏ, giỏ lọc tinh giữ lại các cặn bẩn còn tấm lọc thô lọc thức ăn mảng lớn. Vì vậy, khi vệ sinh bộ lọc cần lưu ý vệ sinh cả 3 bộ phận trên.
Bộ lọc được thiết kế để tháo lắp khá dễ dàng. Tùy theo các dòng máy mà chúng có cách tháo lắp khác nhau. Phổ biến nhất là vặn ngược để đưa bộ lọc ra khỏi máy. Sau đó, bằng cách tương tự, chúng ta có thể tách các bộ phận của bộ lọc để dễ dàng chùi rửa.
Đổ hết thức ăn thừa còn bám lại trên bộ lọc. Sau đó, nên ngâm chúng với nước, giấm hoặc baking soda pha loãng trong 10 phút để các vết bẩn bở ra. Sau 10 phút, lấy bàn chải hoặc giẻ chùi sạch các vết bám bẩn.
Để vệ sinh thân máy, chúng ta cần vệ sinh bề mặt bên ngoài và bên trong.
Dùng khăn mềm đã thấm ướt lau nhẹ nhàng bảng điều khiển và mặt ngoài máy. Sau đó, dùng khăn mềm khô lau lại một lần nữa. Bạn có thể dùng sáp đánh bóng để đánh bóng vỏ máy.
Nếu mặt trong máy không quá bẩn, bạn có thể dùng khăn ẩm lau qua. Tuy nhiên nếu có các vết bám khô cứng, bạn nên pha loãng chất tẩy rửa với nước. Sau đó, nhúng khăn mềm vào hỗn hợp và lau sạch khoang máy.
Người dùng cần lưu ý vệ sinh cả khu vực ống xả, loại bỏ thức ăn thừa để tránh tình trạng tắc nghẽn. Trường hợp có vật cứng bám vào còn có thể ảnh hưởng quá trình phun nước, gây trầy xước bát đĩa.
Máy rửa bát hoạt động dựa trên nguyên lý phun nước dưới áp lực mạnh để dội bỏ thức ăn thừa. Vì vậy, vệ sinh vòi phun là điều tất yếu để máy rửa bát có thể hoạt động trơn tru.
Để vệ sinh vòi phun, trước hết cần tháo cánh tay phun ra khỏi máy. Sau đó, dùng nước xà phòng ấm hoặc hỗn hợp nước ấm và giấm để chùi rửa. Có thể sử dụng bàn chải mềm để vệ sinh các vòi phun hoặc dùng tăm để thông các vòi phun bị tắc.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ và lau khô, bạn có thể lắp thử cánh tay phun vào máy để kiểm tra. Có thể kiểm tra bằng cách xoay thử. Nếu cánh tay không chuyển động mượt mà tức vẫn còn bụi bẩn bám lại. Lúc này, bạn nên tháo ra và vệ sinh lại.
Nếu máy rửa bát đã ám mùi từ trước, sau khi chùi rửa vẫn không thể loại bỏ mùi hôi. Bạn có thể làm theo cách sau để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi.
Đặt vào giá trên cùng một cốc đựng giấm trắng. Sau đó, khởi động máy và chạy chương trình rửa với nhiệt độ cao nhất. Hoặc bạn có thể đổ một cốc baking soda vào đáy máy và chạy chương trình ngắn nhất. Để tăng hiệu quả, bạn có thể áp dụng đồng thời 2 cách trên. Như vậy, trong quá trình hoạt động máy sẽ được khử hoàn toàn mùi hôi.
Gioăng cao su được dùng để chắn nước, nằm giữa cánh máy và thân máy. Vì tiếp xúc thường xuyên với chất bẩn nên đây là một trong những phần bám bẩm khó chịu nhất. Tuy nhiên, chúng không quá khó khăn để rửa sạch nếu bạn dùng baking soda hay dấm. Bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị baking soda hoặc giấm, một chiếc khăn sạch và một ít nước ấm.
Bước 2: Mở cánh máy rửa bát. Nếu dùng dấm, bạn nhúng trực tiếp khăn và dung dịch dấm và lau bề mặt gioăng. Nếu dùng baking soda, bạn hòa tan 50g baking soda với 150ml nước ấm và thực hiện tương tự.
Bước 3: Để yên trong 10-15 phút để hóa chất làm sạch gioăng. Sau đó dùng khăn lau sạch các vết bẩn.
Bước 4: Rửa sạch khăn với nước ấm và lau lại gioăng một lần nữa. Như vậy, phần gioăng máy đã được làm sạch hoàn toàn.
Vệ sinh máy rửa bát không phải điều gì quá khó nhằn phải không nào? Chỉ cần cố gắng dành chút thời gian vệ sinh 1 lần 1 tuần là bạn có thể đảm bảo máy rửa bát luôn hoạt động mượt mà. FASTER mong qua đây, máy rửa bát gia đình bạn được bảo quản và có thể vận hành trong tình trạng tốt nhất!
Hướng dẫn cách vệ sinh máy rửa bát
Vệ sinh định kỳ là một điều vô cùng cần thiết để bảo quản máy rửa bát. Chuyên gia khuyến nghị máy rửa bát nên được vệ sinh trung bình 1 lần mỗi tuần để có thể kéo dài tuổi thọ. Hãy theo dõi bài viết sau đây của FASTER để biết được cách vệ sinh máy rửa bát đúng quy trình.
Xem thêm: Nguyên lý hoạt động và các chế độ rửa phù hợp
Vì sao cần vệ sinh máy rửa bát?
Cũng như các thiết bị nhà bếp khác, máy rửa bát cũng cần được vệ sinh định kỳ. Máy rửa bát để lâu ngày thường gây ra mùi hôi gây khó chịu. Lý do cho điều này là những thức ăn thừa, cặn bẩn bám lại trong máy do không được vệ sinh thường xuyên.
Nếu tình trạng này để lâu dài, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở mùi hôi từ máy. Phần thức ăn thừa bám lại là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh trưởng. Vì vậy, để lâu thì khi máy hoạt động, bát đĩa có thể bị ám mùi hôi hoặc thậm chí vi khuẩn từ thức ăn thừa có thể xâm nhập lên bề mặt bát đĩa. Thức ăn thừa còn có thể bám lại làm tắc túi lọc, gây ra hỏng hóc.
Vì vậy, vệ sinh máy rửa bát định kỳ là điều thiết yếu để máy có thể hoạt động bền lâu và hiệu quả.
Nguyên nhân của tình trạng máy rửa bát bị cáu bẩn
Để có thể vệ sinh máy rửa bát một cách triệt để nhất, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Việc máy rửa bát bị cáu bẩn xảy ra do 2 nguyên nhân chính.
Xem thêm: Máy rửa bát không sạch? Top 5 lý do và cách khắc phục ngay lập tức
Không bỏ thức ăn thừa trước khi cho bát đĩa vào máy
Nguyên nhân chính của mùi hôi từ máy rửa bát là thức ăn thừa. Vì vậy, tình trạng máy rửa bát bốc mùi có thể được hạn chế tối đa nhờ việc loại bỏ phần thức ăn còn thừa trước khi cho bát đĩa vào máy. Như vậy, máy chỉ cần rửa sạch những vết bám bẩn và không còn xảy ra tình trạng thức ăn ứ đọng, tắc nghẽn và gây mùi hôi.
Không sử dụng muối làm mềm nước
Nguồn nước được sử dụng phổ biến ngày nay là nước cứng. Nước cứng là nước vẫn còn có các tạp chất, đặc biệt là cặn vôi. Việc sử dụng nước cứng khiến cặn vôi sẽ bám dính lại các bề mặt mà nước tiếp xúc. Vì vậy, nếu để lâu ngày, các cặn vôi bám lại càng nhiều và khó rửa sạch. Muối làm mềm nước có thể loại bỏ tạp chất, đưa nước cứng thành nước mềm. Bằng cách sử dụng muối làm mềm nước trong quá trình rửa bát, có thể hạn chế việc cặn vôi đóng cứng trên thành máy.
Hướng dẫn vệ sinh máy rửa bát
Tháo, lắp và vệ sinh bộ lọc
Bộ lọc máy rửa bát gồm 3 bộ phận: tấm lọc chính, giỏ lọc tinh và tấm lọc thô. Tấm lọc chính để lọc lại những vụn thức ăn nhỏ, giỏ lọc tinh giữ lại các cặn bẩn còn tấm lọc thô lọc thức ăn mảng lớn. Vì vậy, khi vệ sinh bộ lọc cần lưu ý vệ sinh cả 3 bộ phận trên.
Bộ lọc được thiết kế để tháo lắp khá dễ dàng. Tùy theo các dòng máy mà chúng có cách tháo lắp khác nhau. Phổ biến nhất là vặn ngược để đưa bộ lọc ra khỏi máy. Sau đó, bằng cách tương tự, chúng ta có thể tách các bộ phận của bộ lọc để dễ dàng chùi rửa.
Đổ hết thức ăn thừa còn bám lại trên bộ lọc. Sau đó, nên ngâm chúng với nước, giấm hoặc baking soda pha loãng trong 10 phút để các vết bẩn bở ra. Sau 10 phút, lấy bàn chải hoặc giẻ chùi sạch các vết bám bẩn.
Vệ sinh thân máy
Để vệ sinh thân máy, chúng ta cần vệ sinh bề mặt bên ngoài và bên trong.
Dùng khăn mềm đã thấm ướt lau nhẹ nhàng bảng điều khiển và mặt ngoài máy. Sau đó, dùng khăn mềm khô lau lại một lần nữa. Bạn có thể dùng sáp đánh bóng để đánh bóng vỏ máy.
Nếu mặt trong máy không quá bẩn, bạn có thể dùng khăn ẩm lau qua. Tuy nhiên nếu có các vết bám khô cứng, bạn nên pha loãng chất tẩy rửa với nước. Sau đó, nhúng khăn mềm vào hỗn hợp và lau sạch khoang máy.
Người dùng cần lưu ý vệ sinh cả khu vực ống xả, loại bỏ thức ăn thừa để tránh tình trạng tắc nghẽn. Trường hợp có vật cứng bám vào còn có thể ảnh hưởng quá trình phun nước, gây trầy xước bát đĩa.
Vệ sinh vòi phun
Máy rửa bát hoạt động dựa trên nguyên lý phun nước dưới áp lực mạnh để dội bỏ thức ăn thừa. Vì vậy, vệ sinh vòi phun là điều tất yếu để máy rửa bát có thể hoạt động trơn tru.
Để vệ sinh vòi phun, trước hết cần tháo cánh tay phun ra khỏi máy. Sau đó, dùng nước xà phòng ấm hoặc hỗn hợp nước ấm và giấm để chùi rửa. Có thể sử dụng bàn chải mềm để vệ sinh các vòi phun hoặc dùng tăm để thông các vòi phun bị tắc.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ và lau khô, bạn có thể lắp thử cánh tay phun vào máy để kiểm tra. Có thể kiểm tra bằng cách xoay thử. Nếu cánh tay không chuyển động mượt mà tức vẫn còn bụi bẩn bám lại. Lúc này, bạn nên tháo ra và vệ sinh lại.
Khử mùi cho máy rửa bát
Nếu máy rửa bát đã ám mùi từ trước, sau khi chùi rửa vẫn không thể loại bỏ mùi hôi. Bạn có thể làm theo cách sau để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi.
Đặt vào giá trên cùng một cốc đựng giấm trắng. Sau đó, khởi động máy và chạy chương trình rửa với nhiệt độ cao nhất. Hoặc bạn có thể đổ một cốc baking soda vào đáy máy và chạy chương trình ngắn nhất. Để tăng hiệu quả, bạn có thể áp dụng đồng thời 2 cách trên. Như vậy, trong quá trình hoạt động máy sẽ được khử hoàn toàn mùi hôi.
Vệ sinh phần gioăng cao su máy rửa bát
Gioăng cao su được dùng để chắn nước, nằm giữa cánh máy và thân máy. Vì tiếp xúc thường xuyên với chất bẩn nên đây là một trong những phần bám bẩm khó chịu nhất. Tuy nhiên, chúng không quá khó khăn để rửa sạch nếu bạn dùng baking soda hay dấm. Bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị baking soda hoặc giấm, một chiếc khăn sạch và một ít nước ấm.
Bước 2: Mở cánh máy rửa bát. Nếu dùng dấm, bạn nhúng trực tiếp khăn và dung dịch dấm và lau bề mặt gioăng. Nếu dùng baking soda, bạn hòa tan 50g baking soda với 150ml nước ấm và thực hiện tương tự.
Bước 3: Để yên trong 10-15 phút để hóa chất làm sạch gioăng. Sau đó dùng khăn lau sạch các vết bẩn.
Bước 4: Rửa sạch khăn với nước ấm và lau lại gioăng một lần nữa. Như vậy, phần gioăng máy đã được làm sạch hoàn toàn.
Lưu ý: Trong quá trình vệ sinh, không được sử dụng các loại cọ kim loại hay vật cứng để chà rửa. Dùng những loại cọ như vậy có thể gây trầy xước máy.Không sử dụng nước rửa bát, chén làm chất tẩy rửa vì chúng tạo ra nhiều bọt, rất khó vệ sinh.
Vệ sinh máy rửa bát không phải điều gì quá khó nhằn phải không nào? Chỉ cần cố gắng dành chút thời gian vệ sinh 1 lần 1 tuần là bạn có thể đảm bảo máy rửa bát luôn hoạt động mượt mà. FASTER mong qua đây, máy rửa bát gia đình bạn được bảo quản và có thể vận hành trong tình trạng tốt nhất!
Hướng dẫn cách vệ sinh máy rửa bát
Xem thêm: Có nên mua máy rửa bát không? 3 lợi ích không ngờ của máy rửa bát