Hướng dẫn cách lắp bếp điện từ âm và dương chi tiết
Mục lục
Việc lắp đặt bếp điện từ đúng cách sẽ giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng, tránh được các lỗi phát sinh như cháy nổ, tận dụng tối đa hiệu suất hoạt động của bếp. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết thực hiện ra sao, hãy tham khảo hướng dẫn cách lắp bếp điện từ âm và dương dưới đây cùng FASTER nhé!
1. Cách lắp đặt bếp điện từ dương đúng cách
Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt
Để bảo đảm tính hiệu quả hoạt động tốt và an toàn khi sử dụng, bạn nên lắp bếp điện từ dương ở nơi có nguồn điện ổn định. Và nơi đặt bếp điện từ nên thoáng mát, khô ráo, không ẩm ướt.
Bước 2: Kết nối nguồn điện
Bạn cần kiểm tra điện của bếp có phù hợp với nguồn điện chạy trong nhà để đảm bảo sau khi lắp đặt, bếp có thể hoạt động ổn định. Các dòng bếp điện từ thường có điện áp tiêu chuẩn là 220V, phù hợp với nguồn điện ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có một số loại bếp có điện áp là 110V, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin. Trong trường hợp này, bạn phải sử dụng bộ biến áp để hạ áp từ 220V xuống 110V mới có thể lắp đặt và sử dụng.
Bếp điện từ dương Faster chính hãng
Xem thêm:Review bếp điện từ FASTER, top 5 bán chạy nhất 2024
Đặc biệt, bạn nên dùng một ổ điện riêng biệt cho bếp từ trong nhà, có tiết diện ít nhất là 2.5mm. Thông thường, bạn cần phải lắp thêm Aptomat trung gian loại 16A hoặc 32A, cùng với bộ phích cắm, ổ cắm là đủ để lắp đặt bếp.
2. Cách sử dụng bếp từ dương đơn giản
Bước 1: Đặt nồi nấu lên mặt bếp vừa vặn
Đặt nồi chảo phù hợp với vùng nấu. Lưu ý, vùng bếp từ chỉ hoạt động khi bạn đặt nồi có đáy chuyên dụng, thường là nồi chảo có đáy nhiễm từ lên trên vùng nấu. Vì vậy bạn hãy lưu ý khi mua sắm nồi chảo, cần kiểm tra đó có phải là nồi dành cho bếp từ hoặc xem tem phía dưới nồi.
Bước 2: Cắm nguồn điện và bật nút
Sau khi đã đặt ổn định nồi chảo lên bếp, bạn hãy bật nguồn điện. Tiếp theo, nhấn nút on/off để khởi động bếp. Khi này các hút hiển thị trên bếp sẽ sáng lên.
Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ và sử dụng các chức năng
Sau khi bếp điện từ đã hoạt động, hãy chọn vùng nấu và điều chỉnh nhiệt độ mong muốn. Bạn có thể dùng nút “+”, “-” trên bảng điều khiển để tăng hoặc giảm nhiệt độ.
Mỗi bếp điện từ được trang bị các chức năng khác nhau. Bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm từ nhà sản xuất để biết cách sử dụng các chức năng một cách hiệu quả.
Bước 4: Tắt bếp sau khi sử dụng xong
Sau khi nấu xong, nhấn lại nút on/off để ngừng bếp. Nếu muốn ngắt nguồn điện, bạn hãy chờ sau đó chờ một lúc để đảm bảo an toàn. Không nên rút nguồn điện khi bếp vừa nấu xong, quá trình tỏa nhiệt vẫn còn.
Lưu ý trong sử dụng bếp điện từ sau khi lắp đặt
Dưới đây là một số lưu ý trong sử dụng sau khi lắp bếp điện từ dương mà bạn nên biết:
+ Sử dụng đúng loại nồi chuyên dụng dành cho vùng bếp từ.
+ Đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng trước khi sử dụng.
+ Tuyệt đối không rút dây điện hoặc ngắt Aptomat ngay sau khi bấm nút ON/OFF, nên chờ cho bếp nguội hoàn toàn.
+ Hạn chế lạm dụng công suất cao: Sử dụng công suất cao trong thời gian dài có thể làm giảm tuổi thọ của bếp.
+ Thường xuyên vệ sinh bếp từ sau mỗi lần sử dụng để loại bỏ các vết bẩn và mảnh vỡ.
3. Hướng dẫn cách lắp bếp điện từ âm chi tiết
Khác với bếp điện từ dương, bếp điện từ âm là loại bếp được lắp đặt có phần thân cố định xuống dưới mặt bếp. Thiết kế của bếp từ âm giúp căn bếp gia đình trở nên sang trọng hơn. Tuy nhiên, bếp từ âm lại cần nhiều thời gian, công đoạn và lưu ý khi lắp đặt hơn.
Bước 1: Xác định kích thước lắp đặt bếp điện từ âm
- Đầu tiên, bạn cần xác kích thước khoét đá của bếp. Có một số kích thước phổ biến như:
+ Kích thước 680 x 380 mm, 700 x 690 mm, 710 x 410mm… được sử dụng cho các dòng bếp từ đôi
+ Kích thước 560 x 490 mm sử dụng cho các dòng bếp 3 lò, 4 lò nấu.
- Mỗi dòng bếp sẽ có những quy chuẩn kích thước khác nhau, bạn cần kiểm tra kỹ. Trước khi tiến hành lắp đặt bếp điện từ âm, bạn cần chọn mẫu bếp thích hợp sau đó mới khoét đá theo kích thước của bếp. Trong trường hợp bị sai kích thước, bạn cần khắc phục và điều này sẽ phát sinh chi phí và tốn thêm thời gian.
- Nếu gia đình bạn đã có mặt đá khoét sẵn của bếp ga âm hoặc bếp từ cũ thì bạn nên chọn mua loại bếp từ có kích thước vừa vặn để tránh mất chi phí và thời gian sửa chữa.
- Khi khoét đá không được khoét lỗ đặt bếp lớn hơn quá 1cm theo mỗi chiều của đáy bếp. Việc khoét lỗ rộng hơn kích thước của bếp sẽ dẫn tới việc mặt kính của bếp trở thành điểm chịu lực nén, bếp có thể bị vỡ mặt kính.
Xem thêm:Review Bếp điện từ âm loại nào tốt nhất 2024? Phân loại bếp điện từ âm
Bước 2: Kiểm tra vị trí đặt bếp điện từ
- Bếp điện từ là thiết bị điện tử có công suất hoạt động lớn vì vậy cần tránh các nguồn nước, nguồn lửa, đặt gần các loại bếp khác như bếp gas, bếp than… Bạn không nên đặt bếp điện từ gần tủ lạnh, tủ đông hay sát mép tường bởi các thiết bị đó có độ ẩm lớn làm ngưng tụ nước dễ gây hư hỏng bếp.
- Khoảng cách đặt bếp lý tưởng cho bếp từ:
+ Đặt bếp vào vị trí lỗ khoét, sau đó bắt đai giữ bếp với mặt bàn đá để chống xê dịch thiết bị bếp.
+ Khoảng cách nhỏ nhất của mặt bếp từ tới mặt máy hút mùi, mặt tủ bếp là 650mm.
+ Đảm bảo khoảng không gian hở giữa đáy bếp và vách ngăn bên dưới là 15mm.
+ Khoảng cách mép trong và mép ngoài mặt đá tới viền bếp là 150mm.
Dựa trên những khoảng cách lý tưởng nêu trên, bạn hãy chọn một vị trí phù hợp để lắp bếp điện từ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa an toàn.
Bước 3: Kết nối nguồn điện cho bếp từ
- Nguồn điện sử dụng cho điện gia đình thông thường là 220V. Đối với những loại bếp có cùng điện áp thì bạn có thể yên tâm. Với trường hợp bếp từ sử dụng mức điện áp 100 – 127V, bạn cần sử dụng bộ chuyển điện áp từ 220V xuống với mức điện áp đó. Nếu bạn sử dụng nguồn điện áp không thích hợp với bếp từ sẽ gây ra hiện tượng cháy hoặc hỏng bếp, rất nguy hiểm.
- Dây điện của bếp có 5 sợi dây, sẽ đấu dây như sau:
+ Dây màu nâu + màu đen: Đấu với nhau và đấu vào pha lửa (L) của nguồn điện.
+ Dây màu xanh + màu trắng: Đấu với nhau và đấu vào pha nguội (N) của nguồn điện.
+ Dây màu vàng sọc xanh đấu vào dây tiếp đất.
Việc kết nối điện phải đảm bảo bằng các cầu nối điện hoặc phích cắm, ổ cắm, Aptomat loại 16A hoặc 32A là tốt nhất.
Bước 4: Thử hoạt động của bếp điện từ
Thử hoạt động của bếp điện từ bằng cách bật cầu dao và ấn nút bật bếp xem bếp hoạt động được chưa. Nếu bếp hoạt động nghĩa là bạn đã lắp đặt thành công.
Chú ý: Bạn nên gọi nhân viên hoặc thợ có chuyên môn trợ giúp trong trường hợp không biết cách lắp đặt bếp điện từ âm. Đặc biệt với những gia đình sử dụng vật liệu mặt bếp bằng thạch anh hoặc đá Granit là 2 loại đá trên lại rất cứng và khó phá vỡ.
4. Những lưu ý sau khi lắp đặt bếp điện từ âm
- Sau khi đặt bếp vào vị trí lỗ khoét xong, cần bắt đai giữ bếp với mặt bàn đá để bếp không bị xê dịch.
- Sử dụng khăn ẩm thấm nước để lau bếp, xóa bỏ bụi.
- Kiểm tra, test thử bếp để xem khả năng vận hành của bếp sau khi lắp đặt.
- Vệ sinh bếp từ sạch sẽ sau khi sử dụng xong.
Bếp điện từ âm nhập khẩu Malaysia FS 788HI PLUS
Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách lắp bếp điện từ âm và dương chi tiết dành cho bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hình dung được việc lắp đặt bếp điện từ là như thế nào. Đừng quên ghé FASTER.VN để mua sắm những sản phẩm bếp điện từ nhập khẩu chất lượng cao giúp căn bếp gia đình bạn trở nên hiện đại.