Bộ nồi bếp từ  là thiết bị nhà bếp quan trọng đối với gia đình sử dụng bếp từ. Trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp phải một số lỗi liên quan đến bộ nồi, khiến chất lượng nồi cũng như bếp giảm đi. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây,  Faster.vn  sẽ giới thiệu đến bạn các lỗi thường gặp khi sử dụng nồi bếp từ và cách khắc phục nhé. 

Hướng dẫn khắc phục các lỗi thường gặp khi sử dụng bộ nồi bếp từ 

Dưới đây là các lỗi có thể xảy ra với bộ nồi dành cho  bếp từ  nhà bạn:

1. Bếp từ không nhận nồi

Dấu hiệu: Bếp từ không nóng lên, nóng rất chậm hoặc không đủ nóng. 

Nguyên nhân:

- Chất liệu nồi không phù hợp: Bếp từ chỉ hoạt động với loại nồi có đáy được làm từ vật liệu nhiễm từ. Chính vì vậy, chọn sai chất liệu nồi là nguyên nhân chính khi nồi không nóng nên mặc dù bếp đã hoạt động. 

- Kích thước đáy nồi quá nhỏ so với vùng nấu, khiến bếp không diện được. 

- Đáy nồi không bằng phẳng, gồ ghề làm giảm diện tích tiếp xúc với bếp từ, khiến bếp không thể cảm nhận được nồi. 

Cách khắc phục:

- Kiểm tra chất liệu đáy nồi: Bộ nồi sử dụng được cho bếp từ sẽ có đáy được làm bởi vật liệu từ tính như: gang, inox, nhôm tráng men và ceramic. Để kiểm tra đáy nồi có bị nhiễm từ hay không, bạn chỉ cần sử dụng nam châm chạm vào đáy nồi rồi quan sát hiện tượng xem nam châm có bị hút vào không. Nếu có, đó chính là bồ nồi bếp từ chuẩn. 

- Kiểm tra đáy nồi: Đảm bảo đáy bằng phẳng, không gồ ghề. Đồng thời, kích thước đáy nồi cần cần phủ kín ít nhất 70% vùng nấu. 

Xem thêm:  Cách chọn bộ nồi nấu bếp điện từ chất lượng và những điều cần biết

Lỗi bếp từ không nhận nồi và cách khắc phục

Lỗi bếp từ không nhận nồi và cách khắc phục

2. Nồi bếp từ nóng lên quá nhanh hoặc quá chậm

Nguyên nhân:

- Đáy nồi bị cháy hoặc cặn thức ăn, dầu mỡ bám vào đáy nồi làm giảm khả năng truyền nhiệt, khiến bếp hoạt động quá tải. 

- Mặt bếp bị bẩn cản trở quá trình truyền nhiệt.

Cách khắc phục:

- Vệ sinh nồi và mặt bếp sạch sẽ bằng chất tẩy rửa chuyên dụng.

- Không sử dụng các vật dụng làm xước đáy nồi. 

- Đảm bảo nguồn điện sử dụng ổn định, dây và ổ cắm được kết nối với bếp chắc chắn. 

Lỗi bếp từ nóng lên quá nhanh hoặc quá chậm do bộ nồi sử dụng

Lỗi bếp từ nóng lên quá nhanh hoặc quá chậm do bộ nồi sử dụng

3. Bộ nồi bếp từ nóng lên không đều 

Bộ nồi bếp từ nóng lên không đều khiến thức ăn không được làm chính như nhau, có phần cháy, có phần còn “sống”. Nguyên nhân chính là do nồi có đáy không đều, chất liệu nồi dẫn nhiệt kém.

Cách khắc phục: 

Bạn nên chọn loại nồi có đáy dày dặn và đều nhau (ít nhất 3 lớp trở lên). Để hiểu được tại sao, bạn có thể tham khảo cách phân chia bộ nồi bếp từ theo cấu tạo đáy dưới đây:

- Nồi lẩu: Có 1 đáy duy nhất, ưu điểm là truyền nhiệt đi nhanh, giúp làm chín thức ăn nhanh chóng.

- Nồi 3 đáy (nồi có 1 đáy với 3 lớp là thép nhiễm từ, nhôm và thép chịu mài mòn cao): Nên sử dụng nồi có ít nhất 3 đáy trở lên để đảm bảo hiệu quả làm nóng, cũng như độ bền và tiết kiệm điện năng. 

- Nồi 5 đáy với 5 lớp là thép nhiễm từ, lớp truyền nhiệt và chịu lực (3 lớp), lớp chịu mài mòn và axit. 

- Nồi 7 đáy có thiết kế gần giống như nồi 5 đáy nhưng rất dày và trọng lượng nặng. 

Nồi bếp từ nóng lên không đều

Nồi bếp từ nóng lên không đều 

4. Nồi bị xước đáy hoặc mất hiệu quả chống dính

Trong quá trình sử dụng, đáy nồi có thể bị xước và bong lớp chống dính, làm giảm hiệu quả nấu ăn. Nguyên nhân đến từ cách dùng và vệ sinh không đúng.

Cách khắc phục:

- Sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ thay vì kim loại.

- Hạn chế chùi nồi bằng miếng kim loại, thay vào đó ưu tiên búi cọ vải mềm. 

- Hạn chế làm cháy thức ăn khi nấu nướng. Nếu tình trạng này không may xảy ra, bạn hãy đổ một ít nước vào nồi, đun sôi cho lớp thức ăn cháy mềm và bong ra. Điều này sẽ giúp quá trình vệ sinh nhẹ nhàng, ít làm xước nồi hơn. 

Xem thêm:  Review bếp từ đơn giá, có nên mua bếp từ đơn không?

Cách sử dụng bộ nồi bếp từ bền lâu 

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn sử dụng bộ nồi bếp từ bền lâu, từ đó hạn chế các lỗi thường gặp trong quá trình nấu nướng:

- Chọn mua nồi từ những thương hiệu uy tín (Faster, Bosch, Electrolux, Malloca, Canzy, Fagor…) để đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả nấu ăn. 

- Tránh làm nóng nồi khi chưa có thức ăn hoặc dầu, điều này có thể gây biến dạng đáy nồi. Không đun nồi trống hoặc để ở nhiệt độ quá cao, dễ khiến cong vênh đáy, giảm hiệu suất gia nhiệt.

- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong quá trình nấu ăn, tránh quá tải nhiệt cũng như giảm tuổi thọ nồi.

- Sử dụng dụng cụ nấu bằng gỗ, nhựa chịu nhiệt hoặc silicone để tránh trầy xước và làm hỏng lớp chống dính của nồi. Tránh dụng cụ kim loại vì sẽ gây trầy xước, mất lớp chống dính. 

- Đợi nồi nguội rồi mới vệ sinh để tránh nồi bị sốc nhiệt. Ngoài ra, nên sử dụng dụng cụ làm sạch chuyên dụng. Nếu nồi có vết bẩn cứng đầu, có thể ngâm nồi với nước ấm và xà phòng trong vài phút trước khi chà rửa.

- Bảo quản nồi ở nơi khô ráo, không xếp chồng các nồi lên nhau sau khi rửa vì các chất liệu nhiễm từ như gang, sắt, thép,... dễ han gỉ. 

Trên đây là những lỗi thường gặp khi sử dụng bộ nồi bếp từ cùng cách khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những mẹo hay để sử dụng nồi bếp từ bền lâu, giữ được hiệu suất nấu nướng cao và tiết kiệm chi phí thay thế.