Ngày nay, bếp từ được nhiều gia đình lựa chọn vì tính năng thông minh, đa dạng chế độ nấu và an toàn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bếp từ bị rò điện (mặc dù ít xảy ra). Đây là một tình huống nguy hiểm đến tính mạng mà bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục ngay. 

Cách kiểm tra bếp điện từ bị rò điện 

Dưới đây là 2 cách thông dụng và đơn giản nhất để xác định xem bếp từ bị rò điện hay không: 

1. Dùng bút thử điện

  • Bước 1: Kiểm tra bút thử điện có hoạt động được không. Đảm bảo đèn báo sáng lên khi báo có điện.
  • Bước 2: Đưa đầu bút thử điện lên các vị trí khác nhau trên mặt bếp từ. Nếu đèn báo sáng hoặc phát ra âm thanh thì mặt bếp từ bị rò điện
  • Bước 3: Ngắt nguồn điện của bếp từ, sau đó tìm nguyên nhân và cách khắc phục. 

Sử dụng bút thử điện để kiểm tra xem bếp từ có bị rò điện hay không

Sử dụng bút thử điện để kiểm tra xem bếp từ có bị rò điện hay không

2. Dùng đồng hồ vạn năng

Ngoài sử dụng bút thử điện, bạn cũng có thể dùng đồng hồ vạn năng với các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Ngắt nguồn điện bếp từ, chắc chắn rằng bếp từ đã ngừng hoạt động.

- Bước 2: Mở nắp đồng hồ vạn năng, chọn chế độ đo điện trở.

- Bước 3: Đặt 2 đầu đo của đồng hồ vạn năng lên mặt kính bếp từ. 

- Bước 4: Đọc kết quả. Nếu đồng hồ vạn năng cho thấy một giá trị điện trở nào đó, chứng tỏbếp từ bị rò điện

Kiểm tra bếp từ bị rò điện bằng đồng hồ vạn năng

Kiểm tra bếp từ bị rò điện bằng đồng hồ vạn năng

5 trường hợp bếp từ bị rò điện và cách khắc phục

Khi xác định được bếp điện từ bị hở điện, dưới đây là 5 nguyên nhân chính cùng cách khắc phục đơn giản nhất: 

1. Mặt kính bếp điện từ bị nứt hoặc vỡ

Nguyên nhân: Mặt kính bếp từ thường được làm từ các chất liệu chịu nhiệt, chịu lực tốt như kính scott, ceramic, kính chịu nhiệt,... nên đảm bảo độ an toàn cao. Tuy nhiên, khi mặt kính bếp điện từ bị nứt, sẽ không có vật cản ngăn các vi mạch tiếp xúc với những vật dụng khác, sinh ra hiện tượng rò điện. Đặc biệt, nếu dùng nồi kim loại nấu ăn thì nguy cơ bị điện giật càng cao. 

Nguyên nhân khiến mặt kính bếp từ bị nứt vỡ có thể do tác động thời tiết, một vật nào đó va chạm vào mặt bếp hay sử dụng bếp chưa đúng cách. 

Cách khắc phục: Cách xử lý tốt nhất là ngắt nguồn điện bếp. Sau đó, nhờ đến trung tâm bảo hành, sửa chữa để thay mặt kính mới.

Xem thêm: Mặt kính bếp điện từ bị nứt - Nguyên nhân và cách khắc phục

2. Dây điện bị hở, nứt, vỡ

Nguyên nhân: Bất cứ dây điện nào cũng được bọc bởi một lớp cách điện chắc chắn. Tuy nhiên, vì một số lý do dưới đây, dây điện bếp từ có thể bị nứt, hở hoặc vỡ:

- Thời tiết nắng nóng làm chất liệu dây điện bị khô, giòn.

- Chuột, côn trùng gặm nhấm. 

- Theo thời gian, chất lượng dây đi xuống dẫn đến hở, nứt.

Dấu hiệu dễ nhận biết bếp từ bị rò điện do dây điện là có mùi khét. 

Dây điện bị nứt làm bếp từ có nguy cơ bị rò rỉ điện

Dây điện bị nứt làm bếp từ có nguy cơ bị rò rỉ điện

Cảnh báo: Đây là trường hợp rất nguy hiểm, cần có biện pháp xử lý ngay. Nếu không sẽ kéo theo cháy, giật điện đe dọa đến tính mạng con người.

Cách khắc phục

- Đối với vết nứt nhỏ, bạn có thể dùng băng keo đen, túi ni lông quấn nhiều vòng quanh vết nứt. 

- Đối với vết hở lớn: Bạn nên thay luôn dây điện để đảm bảo an toàn. 

3. Thân bếp bị gỉ sét

Nguyên nhân: Thân bếp từ thường có ốc vít kim loại hoặc viền kim loại sơn tĩnh điện để tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, trong quá trình nấu ăn, đồ ăn thừa, dầu mỡ,... có thể khiến lớp sơn tĩnh điện này bong tróc và để lộ lớp kim loại, tạo ra các đường dẫn điện ngoài ý muốn và gây ra vấn đề rò rỉ điện. 

Cách khắc phục: Sau khi nấu ăn xong, bạn nên vệ sinh bếp sạch sẽ. Bên cạnh đó, nếu lớp sơn tĩnh điện bị bong ra thì hãy đưa bếp đến cơ sở bảo trì để được sơn lại. 

4. Tuổi thọ của bếp đã cao

Bếp điện từ khi sử dụng lâu thì chất lượng sẽ đi xuống, các bộ phận bị hoen gỉ, vỡ, nứt,... Điều này khiến cho bếp từ bị rò điện  dễ dàng hơn. Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là thay bếp điện từ mới vì tuổi thọ của bếp đã cao, ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất nấu ăn. 

5. Môi trường sử dụng bếp ẩm thấp 

Khí hậu tại Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nên khá ẩm thấp đặc biệt vào mùa mưa và mùa nồm, tạo điều kiện thuận lợi cho điện lan truyền theo những đường không mong muốn. Từ đó, bếp từ dễ bị rỏ rỉ điện. 

Cách khắc phục: Lựa chọn nơi khô ráo, thoáng mát để đặt bếp từ. Ngoài ra, sau khi nấu ăn xong, bạn cũng cần vệ sinh bếp sạch sẽ phần nước tràn ra, đồ ăn thừa, dầu mỡ,... để không tạo môi trường ẩm cho bếp. 

Sử dụng bếp từ trong môi trường ẩm thấp dễ làm bếp bị rò điện

Sử dụng bếp từ trong môi trường ẩm thấp dễ làm bếp bị rò điện

Lưu ý về cách sử dụng bếp điện từ an toàn

Để hạn chế vấn đề bếp từ bị rò điện, bạn nên bỏ túi một vài lưu ý dưới đây:

- Thiết kế vị trí bếp từ là nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn nước. Bếp cần cách tường ít nhất 15cm và cách vật dụng khác 5cm. Bên cạnh đó, không để bếp lên bề mặt kim loại vì kim loại dẫn truyền điện. 

- Ngoài ra, bạn cũng tránh để bếp ở nơi quá nóng, gần nguồn lửa. Nhiệt độ lý tưởng cho môi trường xung quanh bếp là 20 đến 40 độ C. 

- Để dây điện và ổ cắm ở nơi cao, tránh ẩm thấp cũng như chuột, bọ, công trùng,... gặm nhấm. Dây điện nên có tiết diện ít nhất  2.5 mm vuông để đảm bảo an toàn. 

- Không đặt vật có khối lượng lớn lên mặt bếp, gây vỡ mặt kính (không quá 4kg).

- Lựa chọn chất liệu mặt kính có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt như:

+  Mặt kính chịu nhiệt: Vừa sáng bóng, vừa chịu lực và nhiệt ở tầm trung. Gía thành hợp lý.

+  Mặt kính Ceramic: Khả năng chịu nhiệt lên đến 1000 độ C, chịu cứng gấp 3 - 4 lần thép không rỉ, chịu tải từ 3000 – 4000 Mpa.

+  Mặt kính Schott: Chịu được lượng nhiệt tối đa là 1000 độ C, độ sốc nhiệt lên đến 800 độ C, khả năng chịu trọng lượng dưới 15kg. Chất lượng tốt và bền bỉ giúp hạn chế tính trạng  bếp từ bị rò điện

- Hạn chế các tác động bên ngoài vào bếp.

- Lau chùi bếp sạch sẽ sau mỗi lần nấu ăn, không chà sát quá mạnh vào các vị trí sơn tĩnh điện như ốc vít.

- Trong quá trình nấu nướng, nếu nước bị tràn ra cần tắt bếp ngay. Sau đó vệ sinh khô rồi mới bật bếp, tiếp tục công việc bếp núc.

- Sử dụng nồi có chất liệu tương thích. 

- Túc trực trong suốt quá trình nấu ăn, để kịp thời xử lý sự cố bếp từ rò rỉ điện.

- Nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào từ bếp như: tiếng kêu lạ, mặt bếp quá nóng,... cần tắt bếp ngay và kiểm tra kĩ càng. 

- Sau khi nấu ăn xong, nên để bếp “nghỉ ngơi’ trong khoảng 15 phút. Sau đó, bạn mới rút dây cắm, giúp giữ gìn chất lượng bếp tốt hơn.

- Trong một số trường hợp như: Mặt kính bị vỡ, nứt, thân bếp bị vỡ, gỉ sét,... hãy gọi điện cho nhân viên trung tâm bảo hành, sửa chữa để được xử lý. 

- Cuối cùng, lựa chọn bếp từ của các thương hiệu tại các đại lý uy tín như Faster.vn để đảm bảo chất lượng, độ an toàn và hiệu suất nấu ăn. 

Xem thêm: 15+ Kinh nghiệm mua bếp điện từ tốt nhất và phù hợp với gia đình

Trên đây là bài viết chia sẻ 5 trường hợp bếp từ bị rò điện, nguyên nhân và cách khắc phục. Faster.vn chúc bạn xử lý thành công vấn đề trên. Bên cạnh đó, đừng quên lưu ý cách sử dụng bếp điện để đảm bảo an toàn nhé.