8 Sai lầm lớn khi mua phụ kiện tủ bếp thông minh
Mục lục
Phụ kiện tủ bếp thông minh có vai trò quan trọng trong mỗi căn bếp gia đình. Không chỉ về công dụng đa năng, phụ kiện còn làm khu vực bếp tăng tính thẩm mỹ, hiện đại và tinh tế hơn. Vì vậy việc lựa chọn mua phụ kiện tủ bếp là vấn đề được quan tâm.
Hiện nay có nhiều người tiêu dùng thường phân vân hoặc gặp sai lầm và phiền phức khi mua phụ kiện bếp. Cùng Faster tìm hiểu top 8 những sai lầm phổ biến khi mua phụ kiện tủ bếp thông minh dưới đây.
1. Đóng tủ bếp trước khi đặt mua phụ kiện tủ bếp thông minh
Nhiều gia đình đã chốt đóng tủ bếp với xưởng mộc hoặc công ty thiết kế, trước khi lựa chọn phụ kiện tủ bếp. Trên thực tế, đây là vấn đề khá bất cập bởi không phải xưởng mộc hay công ty thiết kế nào cũng biết rõ về các phụ kiện để tư vấn cho bạn. Họ không nắm rõ loại nào tốt, loại nào đang được bán trên thị trường.
Bạn có thể gặp những tình huống “oái oăm” như không thể lắp đặt phụ kiện vì không phù hợp kích thước, hoặc bị thừa diện tích. Lời khuyên dành cho bạn là hãy kết hợp song song giữa việc thiết kế tủ bếp và khảo sát phụ kiện cần mua.
Lắp đặt phụ kiện tủ bếp thông minh
Xem thêm: Top 6 phụ kiện nhà bếp thông minh phải có trong gia đình
2. Hiểu nhầm giữa xưởng mộc, chủ nhà và cung cấp phụ kiện
Trong quá trình thi công tủ bếp, chủ nhà thường làm việc với bên bán phụ kiện và bên thi công hoặc thiết kế thi công. Thực tế, khi chủ nhà hoặc bên cung cấp mang phụ kiện tủ bếp bàn giao, xưởng mộc không thể lắp ráp được, do số đo không phù hợp. Điều này không phải là vấn đề lớn nhưng lại thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân do sự giao tiếp không giữa ba bên: chủ nhà – xưởng mộc/thiết kế – bên bán phụ kiện tủ bếp chưa hiệu quả. Sai lầm phổ biến là hiểu nhầm kích thước phủ bì và lọt lòng. Và đôi khi, sai lầm này phải sửa lại công trình gây tốn kém chi phí và xích mích không hay giữa chủ nhà và bên thi công.
Thông thường ván thi công tủ bếp là 1.8mm cho tiêu chuẩn quốc tế cho mọi tủ bếp thi công ván công nghiệp và kích thước rộng tủ bếp thường theo các tiêu chuẩn là 600, 700, 800, 900mm cho các module tủ bếp chính và các phần phụ như 200, 300, 400mm chiều rộng tủ. Chiều sâu và cao hầu như không khác biệt giữa Việt Nam và các thiết kế tiêu chuẩn ở nước ngoài.
3. Chọn sản phẩm không đồng nhất về thiết kế
Khi mua phụ kiện tủ bếp thông minh, các thiết kế dựa trên sở thích và khả năng thẩm mỹ của chủ nhà. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các sản phẩm trong bộ phụ kiện không nhất quán về hình ảnh và phong cách. Thiết kế tốt là khi cân bằng được công năng sử dụng, thẩm mỹ trên cơ sở tài nguyên hiện có. Các thiết kế cũng dựa trên cơ sở nhu cầu và xu hướng. Một số phong cách thiết kế tủ bếp và phụ kiện như cổ điển, tân cổ điển, hiện đại…
Thiết kế phòng bếp theo phong cách hiện đại
4. Nhầm lẫn giữa inox 201 và inox 304
Xu hướng mua phụ kiện tủ bếp thông minh có chất liệu inox mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Ngoài việc có hình thức đẹp mắt, inox đáp ứng được độ bền, chống han gỉ ở khu vực nhiều hóa chất, gia vị, hơi nước như căn bếp gia đình.
Inox phổ biến ở thị trường Việt nam là loại inox 201 và 304. Đây là 2 loại cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. Inox 201 có thể là sản phẩm tốt nếu được mạ chrome một cách cẩn thận và tinh xảo. Tuy nhiên, về độ ăn mòn và rỉ sét, thì Inox 304 là hiệu quả hoàn toàn vượt trội.
5. Mua phụ kiện tủ bếp thông minh không có thương hiệu xuất xứ
Phụ kiện tủ bếp được bán trôi nổi trên thị trường khá nhiều. Đặc biệt với cái tên phổ biến nhưng không rõ nguồn gốc là hàng OEM. Thực chất đây là hàng không rõ xuất xứ, có thể nhập khẩu nhưng không phải chính ngạch có thể xuất được hóa đơn VAT. Với loại hàng này, người tiêu dùng thường gặp rủi ro nhiều hơn may mắn. Các dịch vụ sau bán hàng, cam kết, chất lượng sản phẩm đều không được đảm bảo.
Kinh nghiệm là bạn hãy tìm những thương hiệu, website có uy tín, có showroom, địa chỉ rõ ràng. Tốt nhất là bạn hãy dành thời gian ghé showroom để xem tận mắt phụ kiện tủ bếp thông minh.
6. Hiểu lầm chính sách đổi trả hàng
Một số trường hợp người mua nhầm lẫn chính sách đổi trả hàng. Thực tế, hàng trả lại cần có lý do lỗi từ nhà sản xuất, thay vì lỗi sau khi sử dụng hoặc do không thích. Các phụ kiện tủ bếp thông minh đều có chính sách đổi trả trong khoảng thời gian nhất định từ 7 đến 10 ngày. Bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn kỹ càng về vấn đề này để có những quyền lợi đổi trả hàng tốt nhất.
7. Phụ kiện tủ bếp thông minh không có chính sách bảo hành
Sản phẩm được bảo hành thời gian càng dài, chứng tỏ chất lượng sản phẩm càng tốt. Điều này không sai vì dòng đời thể hiện phần nào đó về chất lượng sản phẩm. Và người sản xuất xác định vòng đời sản phẩm và đưa vào vận hành. Khi mua phụ kiện tủ bếp thông minh, hãy chọn hãng có thời gian bảo hành lâu dài.
8. Lắp đặt và sử dụng sai quy cách
Các phụ kiện yêu cầu bảo hành thường 85% nguyên nhân lỗi không phải do nhà sản xuất, mà là do lắp đặt sai. Khi lắp đặt sai phụ kiện tủ bếp thông minh, các thành phần của sản phẩm làm việc không đồng nhất, thực hiện sai chức năng. Ngoài ra, việc vệ sinh sản phẩm không thường xuyên cũng gây ra không ít rắc rối. Cát bụi, dằm, đá, vết bẩn,... đi vào các bộ phận như ray trượt làm cho sự vận hành bị ảnh hưởng.
Faster là thương hiệu thiết bị nhà bếp đồng bộ chất lượng cao tại Việt Nam. Chúng tôi luôn mang những sản phẩm phụ kiện tủ bếp thông minh sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu. Sản phẩm Faster được khách hàng tin tưởng lựa chọn với đa dạng mẫu mã, chương trình khuyến mãi và bảo hành chu đáo. Chúng tôi tin rằng khi đến với Faster, khách hàng sẽ sở hữu một căn bếp hoàn hảo.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về những sai lầm khi mua phụ kiện tủ bếp thông minh.