Bếp từ là một trong những thiết bị bếp không thể thiếu cho một căn bếp hiện đại. Với những ưu điểm vượt trội như nấu ăn nhanh chóng, an toàn, không sinh nhiệt nên bếp từ ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn. Trong bài viết này, cùng FASTER tìm hiểu 10 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ và cách khắc phục

1. Mã lỗi E0 (tiếng bíp gián đoạn dài) - bếp từ không nhận nồi hoặc kích thước nồi quá nhỏ

Mã lỗi E0 bếp từ - bếp từ không nhận nồi hoặc kích thước nồi quá nhỏ. Lỗi này chủ yếu do nồi không sử dụng được trên bếp từ hoặc nồi có đường kính đáy nhỏ hơn một 1/2 vòng từ của bếp khiến bếp không nhận nồi. 

Cách khắc phục đơn giản là bạn nên tìm kiếm và thay thế loại nồi bếp từ mới phù hợp hơn. Bạn cần xem xét về chất liệu của nồi (nồi hoặc đáy nồi nhiễm từ), kích thước đáy nồi, diện tích tiếp xúc của đáy nồi,... 

2. Mã lỗi E1 - bếp từ của bạn đang bị quá nhiệt

Bếp từ của bạn đã đun nấu trong một thời gian dài với công suất lớn khiến quạt gió không kịp làm mát toàn bộ bếp. Kết quả là hệ thống cảm biến nhiệt đưa ra cảnh báo cho bạn đồng thời bếp từ ngừng hoạt động .

Trong tình huống này, bạn nên tắt bếp ngay nhưng không rút nguồn điện để giữ cho quạt gió tiếp tục làm việc. Hãy lấy nồi ra khỏi bếp và nếu có thể dùng thêm quạt bên ngoài để làm bếp giảm nhiệt độ nhanh hơn. Bạn cần chờ ít nhất 30 phút để bếp nguội hẳn rồi mới tiếp tục sử dụng nấu nướng nhé!

Chức năng khóa tự động bếp từ

Xem thêm:Top cách sửa bếp từ tại nhà đơn giản mà hiệu quả

3. Mã lỗi E2 - điện quá mạnh

Lỗi E2 bếp từ khá ít gặp, do mạng lưới điện bạn đang sử dụng không ổn định và cao hơn mức điện áp thông thường. Khi đó cảm biến công suất sẽ tự động ngắt điện và báo lỗi. Để có nguồn điện ổn định, bạn nên dùng ổn áp có đầu ra 220 V nhé!

4. Mã lỗi E3 - điện cung cấp cho bếp từ quá yếu

Trong trường hợp dòng điện quá yếu trong những lúc cao điểm hoặc do lỗi của ổn áp thì sẽ không đảm bảo nguồn điện cho bếp từ hoạt động. Hãy kiểm tra lại nguồn điện của gia đình. Bạn cũng nên cho bếp nghỉ ngơi 1 thời gian cho nguồn điện ổn định lại rồi tiếp tục sử dụng. Hãy dùng ốn áp cho bếp từ nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra.

5. Mã lỗi E4 (tiếng bíp gián đoạn) - điện năng quá tải hoặc nhiệt độ của nồi trên bếp quá cao

Lỗi E4 trong 10 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ xảy ra khi dòng điện sử dụng quá cao hoặc bếp hoạt động với tần suất liên tục, nhiệt độ dụng cụ nấu và mặt bếp tăng cao, bếp từ sẽ dừng hoạt động. Không có mức nhiệt độ chung nào để biết bếp từ sẽ báo quá tải, nhiệt độ này phụ thuộc vào thiết kế cảm biến của từng loại bếp. Cũng giống như khi bếp bị lỗi E1, hãy tắt bếp, cho bếp nghỉ ngơi và làm mát, kiểm tra lại nguồn điện rồi tiếp tục sử dụng.

6. Mã lỗi E5 - trở cảm biến (IGBT) của bếp bị quá nhiệt

Đây cũng là lỗi xuất phát từ việc nhiệp độ bếp quá cao do tần suất sử dụng cao. Hãy cho bếp nghỉ ngơi một chút nhé!

7. Mã lỗi E6 (tiếng bíp gấp) - cảm biến nhiệt của bếp từ có vấn đề

Lỗi E6 bếp từ này xảy ra do cảm biến của bếp từ có vấn đề như lỏng, bị tắt, ngoài ra lỗi này còn có thể do đáy nồi quá nóng.

Khi bị báo lỗi này, bếp từ cần được làm nguội ngay, tắt bếp, làm thông thoáng xung quanh bếp, chỉ khi nào bếp nguội bạn mới được nấu ăn tiếp. Nếu cảm biến của bếp đã bị cháy, bạn hãy thay cảm biến mới. Nếu không tự xử lý được, bạn nên mang bếp đến kỹ thuật để sửa chữa hoặc bảo hành tại cơ sở uy tín.
Chạm tay bếp từ

Xem thêm:5 loại bếp từ tốt và tiết kiệm điện nhất tại Faster

8. Mã lỗi EF - bề mặt bếp ướt

Lỗi EF là một trong những lỗi phổ biến trong 10 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ. Nguyên nhân lỗi này do nước hoặc thức ăn tràn phím điều khiển. Bạn hãy kiểm tra và lau thật khô bề mặt bếp bằng khăn mềm để có thể tiếp tục sử dụng bình thường. 

9. Mã lỗi AD - nồi quá nóng hoặc đáy nồi không bằng phẳng

Có vật cản giữa đáy nồi và mặt bếp hoặc đáy nồi không bằng phẳng sẽ khiến phần đáy không được tiếp xúc nhiều với mặt bếp, bếp từ sẽ báo lỗi AD. Nếu có vật cản, hãy loại bỏ nó kèm theo lau sạch bề mặt bếp và đáy nồi. Thay thế nồi không bằng phẳng bằng nồi có đáy phẳng hơn để đạt được hiệu quả nấu nướng hơn.

10. Lỗi  ER21 - Linh kiện bếp bị quá nhiệt 

Tín hiệu Mô-đun điều khiển quá nóng hoặc vùng nấu bên cạnh mô-đun điều khiển được bật trong thời gian dài và ở công suất cao. Giải pháp dành cho bạn là để thiết bị nguội hoặc nhấn nút cảm biến để tắt tín hiệu âm thanh.

11. Lỗi U400 - điện áp quá cao

Khi điện áp qua cao (>300V) do kết nối nguồn điện sai thì sẽ xuất hiện lỗi U400. Bạn nên ngắt kết nối thiết bị khỏi nguồn điện ngay lập tức hoặc kiểm tra kết nối và đấu dây nguồn điện hoặc ngắt kết nối an toàn để bảo vệ thiết bị nếu có kết nối không đúng.

12. Một số lỗi khác khiến bếp hoạt động không bình thường

+ Bếp không bật tắt được : Bàn phím bếp từ là phím cảm ứng, nếu không thể điều khiển được có thể do tay bị ướt, bàn phím bị ướt hoặc trong quá trình sử dụng vô tình nhấn nút khóa hoặc khóa trẻ em.

Vệ sinh bếp từ đúng cách

+ Nếu bạn không thể điều khiển được nhiệt độ của bếp hoặc chức năng tự động của bếp không hoạt động, có thể là do đáy nồi không bằng phẳng hoặc có vật cản giữa đáy nồi và bề mặt bếp, hãy thay nồi khác phù hợp hơn và loại bỏ vật cản.

+ Nứt vỡ mặt kính : Nguyên nhân có thể là do va chạm hoặc do đun nấu quá lâu trong khoảng thời gian dài. FASTER khuyên bạn trong quá trình sử dụng, cho công suất từ nhỏ đến tăng dần và không nên để bếp hoạt động công suất lớn liên tục quá 3h đồng hồ.

Trên đây là 10 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ thường gặp. Hy vọng rằng bài viết giúp bạn có những cách xử lý tốt hơn khi dùng bếp từ. Khi gặp lỗi liên quan đếm mạch điện hay linh kiện, bạn không nên tự ý sửa chữa mà cần liên hệ trung tâm bảo hành của hãng để được tư vấn.