Bạn đã bao giờ đau đầu không biết cách xử lý khi bếp từ gặp trục trặc? Lỗi thường gặp của bếp từ là gì, khắc phục lỗi như thế nào chắc hẳn là kiến thức mà mỗi gia đình cần phải nắm rõ.


Bếp từ là một trong những thiết bị bếp không thể thiếu cho một căn bếp hiện đại. Với những ưu điểm vượt trội như nấu ăn nhanh chóng, an toàn, không sinh nhiệt nên bếp từ ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn rất nhiều mẫu bếp với nhiều mức giá và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như mức chi phí của mình.


Trong quá trình sử dụng, khách hàng khó tránh khỏi các lỗi mà không biết cách khách phục thì có thể tham khảo bài viết dưới đây:


1. Lỗi E0 : Lỗi không nhận nồi


Đây có thể do nồi chảo của bạn có đáy không bắt từ hay bắt từ kém hoặc cũng có thể do đường kính đáy nồi quá bé (bé hơn 1/2 đường kính vòng từ). Với bếp từ, quý khách hàng phải mua các bộ nồi chảo chuyên dụng phù hợp cho bếp từ để giúp tăng hiệu quả nấu nướng đạt hiệu quả tối đa.


Dùng nồi không phù hợp cũng sẽ gây ảnh hưởng đến mạch của bếp từ làm giảm tuổi thọ của bếp.



Xem thêm: Bếp từ dùng nồi gì? Tư vấn cách chọn nồi cho bếp từ



[caption id="attachment_11232" align="aligncenter" width="1280"] Bếp từ lỗi E0 do sử dụng nồi chưa phù hợp[/caption]

2. Lỗi E1 : Quá nhiệt 


Với lỗi này trước hết chúng ta kiểm tra lại nhiệt độ của bếp. Khi nấu ăn với thời gian dài, nhiệt độ của bếp có thể tăng cao đến mức quạt gió không đủ để đáp ứng, đe doạ đến hoạt động và sự an toàn của bếp khi sử dụng. Hệ thống cảm biến nhiệt sẽ đưa ra thông báo lỗi E1 và ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.


Trong trường hợp này, chúng ta cần tắt cho bếp nghỉ ngơi nhưng không rút nguồn điện để quạt gió vẫn hoạt động. Khoảng 30 phút sau bếp sẽ hoạt động bình thường.


Ngoài ra, bếp bị lỗi E1 cũng có thể do bạn đang sử dụng dòng điện quá áp, không phù hợp với thông số kỹ thuật của bếp.


[caption id="attachment_11233" align="aligncenter" width="730"] Bếp từ lỗi E1 do nhiệt độ quá mức[/caption]

3. Lỗi E2 : Quá áp hoặc nồi không có thức ăn


Khi bếp từ bị lỗi E2 tức là do mạng lưới điện của gia đình bạn đang không ổn định hoặc quá áp so với điện áp của bếp (cao hơn 260V). Khi đó cảm ứng sẽ tự động ngắt điện và dừng hoạt động của bếp. Hãy đảm bảo rằng gia đình bạn đang sử dụng ổn áp có đầu ra phù hợp.


Ngoài ra, nếu bạn đặt nồi lâu trên bếp mà không có thức ăn thì bếp cũng sẽ báo lỗi này.



4. Lỗi E3 : Dòng điện cung cấp quá yếu


Trong trường hợp dòng điện quá yếu trong những lúc cao điểm hoặc do lỗi của ổn áp thì sẽ không đảm bảo cho bếp từ hoạt động.


Hãy kiểm tra lại nguồn điện của gia đình. Bạn cũng nên cho bếp nghỉ ngơi 1 thời gian cho nguồn điện ổn định lại rồi tiếp tục sử dụng nhé.


5. Lỗi E4: Điện năng quá tải hoặc nhiệt độ nồi quá cao


Khi dòng điện sử dụng quá cáo hoặc bếp hoạt động với tần suất liên tục, nhiệt độ dụng cụ nấu và mặt bếp tăng cao, bếp từ sẽ dừng hoạt động và báo lỗi E4.


Cũng giống như khi bếp bị lỗi E1, hãy tắt bếp, cho bếp nghỉ ngơi và làm mát, kiểm tra lại nguồn điện rồi tiếp tục sử dụng.


6. Lỗi E5 : Trở cảm biết bị quá nhiệt


Đây cũng là lỗi xuất phát từ việc nhiệp độ bếp quá cao do tần suất sử dụng cao. Hãy cho bếp nghỉ ngơi một chút nhé!


7. Lỗi E6 : Cảm biến đang gặp vấn đề


Lỗi này xảy ra do cảm biến của bếp từ có vấn đề như lỏng, bị tắt, ngoài ra lỗi này còn có thể do đáy nồi quá nóng. 


Khi bị báo lỗi này, bếp từ cần được làm nguội ngay, tắt bếp, làm thông thoáng xung quanh bếp, chỉ khi nào bếp nguội bạn mới được nấu ăn tiếp. Nếu cảm biến của bếp đã bị cháy, hãy thay cảm biến mới ngay nhé!


8. Lỗi EF: Bề mặt bếp đang bị ướt


Nguyên nhân lỗi này do nước hoặc thức ăn tràn phím điều khiển.Bạn hãy kiểm tra và lau kỹ bề mặt bếp để bếp có thể tiếp tục hoạt động bình thường.


[caption id="attachment_11235" align="aligncenter" width="1600"] Lỗi EF do bếp từ đang bị ướt bề mặt[/caption]

9. Lỗi  ER21 : Linh kiện bếp bị quá nhiệt 


Tắt bếp để làm mát môi trường xung quanh bếp, kiểm tra khu vực điều khiển


11. Lỗi  U400 : Điện áp quá cao (có thể >300V) do kết nối nguồn điện sai


Ngoài ra, còn có thể có một số sự cố không hiển thị trên bảng điều khiển, trong quá trình sử dụng quý khách cần có lưu ý :


Nứt vỡ mặt kính : Nguyên nhân có thể là do va chạm hoặc do đun nấu quá lâu trong khoảng thời gian dài. FASTER khuyên bạn trong quá trình sử dụng, cho công suất từ nhỏ đến tăng dần và không nên để bếp hoạt động công suất lớn liên tục quá 3h đồng hồ.


Bếp không bật tắt được: Bàn phím bếp từ là phím cảm ứng, nếu không thể điều khiển được có thể do tay bị ướt, bàn phím bị ướt hoặc trong quá trình sử dụng vô tình nhấn nút khóa hoặc khóa trẻ em.


Trên đây là một số lỗi cơ bản thường gặp, liên quán đến cách dùng và nguồn điện quý khách có thể kiểm tra và thử lại. Các lỗi liên quan đếm mạch điện hay linh kiện, quý khách hàng không nên tự ý sửa chữa mà cần liên hệ trung tâm bảo hành của hãng để được tư vấn.


Với FASTER, khi gặp bất cứ khó khăn hay sự cố trong quá trình sử dụng, vui lòng liên hệ ngay Hotline bảo hành 1900545595 để được tư vấn và hỗ trợ, khắc phục sớm nhất có thể.



Xem thêm: Bếp từ nhập khẩu FASTER 



——————————


FASTER – THIẾT BỊ NHÀ BẾP ĐỒNG BỘ SỐ 1 VIỆT NAM


Showroom : 90 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội


Danh sách đại lý: http://faster.vn/dai-ly/


Website : http://faster.vn


Email: cskh@faster.vn


Hotline : 1900 54 54 52 | Bảo Hành: 1900 54 55 95