Việc vệ sinh dụng cụ nhà bếp không chỉ khiến người nội trợ mất nhiều thời gian và công sức mà đôi khi những cách làm thiếu khoa học sẽ khiến đồ dùng được vệ sinh không hiệu quả. Cùng Faster - thiết bị nhà bếp cao cấp Châu Âu kiểm tra lại những sai lầm mà người nội trợ hay mắc phải khi vệ sinh dụng cụ nhà bếp nhé!


Bằng mắt thường bạn khó có thể biết được đồ dùng nhà bếp sau khi được vệ sinh đã thực sự sạch sẽ chưa. Các loại vi khuẩn khó kiểm soát ẩn chứa sâu bên trong có thể khiến đồ dùng nhanh hỏng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư hiện nay. Việc bảo vệ sức khỏe là điều cấp bách và vệ sinh đồ dùng nhà bếp đúng cách là một trong những việc làm thiết thực nhất.


1. Dùng thìa để làm sạch mảng bám trên chảo:

dung-thia-cao-chao


Có rất nhiều người nội trợ sau khi xào nấu có thói quen dùng thìa hoặc muôi xào chà lên đáy chảo để cậy những mảng bám hoặc vết thức ăn cháy còn dính lại. Việc làm này không chỉ khiến chảo bị mất đi lớp chống dính mà còn tạo ra vết xước và tăng tính độc hại từ lớp chống dính đã bị bạn phá vỡ cấu trúc. Lời khuyên cho trường hợp này đó là sử dụng miếng bọt biển mềm cùng nước rửa bát để làm sạch chảo. Việc này giúp chảo bền hơn, sạch hơn.



2. Tận dụng nước rửa chén bát để lau tủ bếp, tủ lạnh



dung-nuoc-bat-lau-tu-lanh



Nước rửa chén bát thông thường được rất nhiều người nội trợ tận dụng để dọn dẹp những vùng khác của bếp như: vệ sinh vòi nước, tủ lạnh, tủ bếp, bếp từ cao cấp, nhưng ít ai biết rằng phương pháp này thực chất không đem lại hiệu quả. Bởi vì, mỗi một bộ phận của bếp, các sản phẩm, các thiết bị bếp đều có những cách thức làm sạch riêng. Với vòi nước hay tủ lạnh ... tất cả đều nên được vệ sinh bằng nước tẩy rửa chuyên dụng dành cho thép không gỉ, sau đó bằng khăn bông mềm để xóa vân tay, khiến đồ dùng luôn sáng bóng như mới.


3. Sử dụng nước rửa bát để rửa thớt

dung-nuoc-rua-bat-rua-thot


Thớt là đồ dùng chuyên để thái các loại thực phẩm như: rau, củ, thịt cá ... còn sống. Thói quen vệ sinh thớt đó là chà rửa thớt bằng nước rửa bát sau đó xả sạch bằng nước sạch nhưng ít ai biết rằng cách làm này đã lưu giữ lại trên bề mặt thớt một lượng vi khuẩn sống từ cá thịt sẽ gây hại cho sức khỏe người nếu được tiếp tục sử dụng cho lần sau. Cách làm tốt nhất và an toàn hơn cả đó là ngâm thớt vừa thái thực phẩm sống trong dung dịch chất tẩy rửa an toàn. Thớt sẽ được làm sạch hiệu quả và ngăn chặn được vi khuẩn lây lan chéo.


3. Làm sạch tất cả các chi tiết của máy pha cà phê

ve-sinh-may-pha-cafe


Máy pha cà phê được sử dụng thường xuyên khiến nhiều người chủ quan khi làm công tác vệ sinh, chỉ tráng qua nước thường rồi tiếp tục sử dụng. Thực tế, máy pha cà phê có nhiều chi tiết nhỏ, những chi tiết nhỏ rất bẩn bởi dầu cà phê sẽ bám dính chặt lấy và cần được làm sạch mỗi ngày. Mỗi lần sử dụng xong, bạn nên tháo rời các chi tiết của máy bằng xà phòng và nước ấm, ngoài ra tẩy cặn bên trong ít nhất 1 lần trong tháng để đảm bảo vệ sinh và độ bền của máy.


4. Không xử lý rác thải ở bồn rửa

rac-thai-o-bon-rua


Những rác thải nhỏ được lưu lại trong bồn rửa nên được loại bỏ ngay sau khi xong việc. Có rất nhiều gia đình sau khi rửa rau, rửa bát ... xong nhưng không vệ sinh bồn rửa sẽ khiến lưu lại nhiều vi khuẩn gây bệnh, thậm chí còn gây tắc bồn và sinh ra nhiều mùi khó chịu. Đây cũng chính là khu vực dễ sinh ra muỗi khiến không gian bếp bị ô nhiễm. Để phòng bếp luôn sạch sẽ, thoáng mát đừng quên đổ rác cặn trong bồn sau mỗi lần vào bếp và rửa lại chúng bằng xà phòng để diệt sạch vi khuẩn khác.


Việc vệ sinh dụng cụ nhà bếp không chỉ khiến người nội trợ mất nhiều thời gian và công sức mà đôi khi những cách làm thiếu khoa học sẽ khiến đồ dùng được vệ sinh không hiệu quả. Cùng Faster - thiết bị nhà bếp cao cấp Châu Âu kiểm tra lại những sai lầm mà người nội trợ hay mắc phải khi vệ sinh dụng cụ nhà bếp nhé!


Bằng mắt thường bạn khó có thể biết được đồ dùng nhà bếp sau khi được vệ sinh đã thực sự sạch sẽ chưa. Các loại vi khuẩn khó kiểm soát ẩn chứa sâu bên trong có thể khiến đồ dùng nhanh hỏng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư hiện nay. Việc bảo vệ sức khỏe là điều cấp bách và vệ sinh đồ dùng nhà bếp đúng cách là một trong những việc làm thiết thực nhất.


1. Dùng thìa để làm sạch mảng bám trên chảo:

dung-thia-cao-chao


Có rất nhiều người nội trợ sau khi xào nấu có thói quen dùng thìa hoặc muôi xào chà lên đáy chảo để cậy những mảng bám hoặc vết thức ăn cháy còn dính lại. Việc làm này không chỉ khiến chảo bị mất đi lớp chống dính mà còn tạo ra vết xước và tăng tính độc hại từ lớp chống dính đã bị bạn phá vỡ cấu trúc. Lời khuyên cho trường hợp này đó là sử dụng miếng bọt biển mềm cùng nước rửa bát để làm sạch chảo. Việc này giúp chảo bền hơn, sạch hơn.



2. Tận dụng nước rửa chén bát để lau tủ bếp, tủ lạnh



dung-nuoc-bat-lau-tu-lanh



Nước rửa chén bát thông thường được rất nhiều người nội trợ tận dụng để dọn dẹp những vùng khác của bếp như: vệ sinh vòi nước, tủ lạnh, tủ bếp, bếp nhưng ít ai biết rằng phương pháp này thực chất không đem lại hiệu quả. Bởi vì, mỗi một bộ phận của bếp, các sản phẩm, các thiết bị bếp đều có những cách thức làm sạch riêng. Với vòi nước hay tủ lạnh ... tất cả đều nên được vệ sinh bằng nước tẩy rửa chuyên dụng dành cho thép không gỉ, sau đó bằng khăn bông mềm để xóa vân tay, khiến đồ dùng luôn sáng bóng như mới.


3. Sử dụng nước rửa bát để rửa thớt

dung-nuoc-rua-bat-rua-thot


Thớt là đồ dùng chuyên để thái các loại thực phẩm như: rau, củ, thịt cá ... còn sống. Thói quen vệ sinh thớt đó là chà rửa thớt bằng nước rửa bát sau đó xả sạch bằng nước sạch nhưng ít ai biết rằng cách làm này đã lưu giữ lại trên bề mặt thớt một lượng vi khuẩn sống từ cá thịt sẽ gây hại cho sức khỏe người nếu được tiếp tục sử dụng cho lần sau. Cách làm tốt nhất và an toàn hơn cả đó là ngâm thớt vừa thái thực phẩm sống trong dung dịch chất tẩy rửa an toàn. Thớt sẽ được làm sạch hiệu quả và ngăn chặn được vi khuẩn lây lan chéo.


3. Làm sạch tất cả các chi tiết của máy pha cà phê

ve-sinh-may-pha-cafe


Máy pha cà phê được sử dụng thường xuyên khiến nhiều người chủ quan khi làm công tác vệ sinh, chỉ tráng qua nước thường rồi tiếp tục sử dụng. Thực tế, máy pha cà phê có nhiều chi tiết nhỏ, những chi tiết nhỏ rất bẩn bởi dầu cà phê sẽ bám dính chặt lấy và cần được làm sạch mỗi ngày. Mỗi lần sử dụng xong, bạn nên tháo rời các chi tiết của máy bằng xà phòng và nước ấm, ngoài ra tẩy cặn bên trong ít nhất 1 lần trong tháng để đảm bảo vệ sinh và độ bền của máy.


4. Không xử lý rác thải ở bồn rửa

rac-thai-o-bon-rua


Những rác thải nhỏ được lưu lại trong bồn rửa nên được loại bỏ ngay sau khi xong việc. Có rất nhiều gia đình sau khi rửa rau, rửa bát ... xong nhưng không vệ sinh bồn rửa sẽ khiến lưu lại nhiều vi khuẩn gây bệnh, thậm chí còn gây tắc bồn và sinh ra nhiều mùi khó chịu. Đây cũng chính là khu vực dễ sinh ra muỗi khiến không gian bếp bị ô nhiễm. Để phòng bếp luôn sạch sẽ, thoáng mát đừng quên đổ rác cặn trong bồn sau mỗi lần vào bếp và rửa lại chúng bằng xà phòng để diệt sạch vi khuẩn khác.